Stakeholder là gì? Tầm quan trọng trong các dự án doanh nghiệp

Stakeholder là gì

Stakeholder là một thuật ngữ chuyên ngành thường được sử dụng nhiều trong quản trị doanh nghiệp. Vậy, Stakeholder là gì và có tầm quan trọng như thế nào? Đừng rời khỏi bài viết này vì bạn sẽ sớm có được những thông tin vô cùng hữu ích đấy.

Stakeholder là gì?

Stakeholder (hay còn tạm dịch là “các bên liên quan”) là thuật ngữ được dùng nhiều trong các dự án doanh nghiệp. Đây là khái niệm để chỉ các cá nhân, nhóm, tổ chức có mối quan hệ liên quan mật thiết với doanh nghiệp.
Những đối tượng này có thể chia sẻ về nguồn lực cũng như tác động trực tiếp, gián tiếp tới hoạt động của doanh nghiệp như các chiến lược, kế hoạch, hoạt động kinh doanh, danh mục…
Xem thêm: Đm là gì? 

Stakeholder là gì
Stakeholder là gì
Trong quản lý dự án, việc xác định đúng Stakeholder được xem là một trong những yếu tố quyết định nên sự thành công của dự án đó. Ngược lại, nếu Stakeholder không đảm bảo thì dự án sẽ khó để thành công. Vậy nên, ngay từ khi bắt đầu, hãy thật sáng suốt để có thể lựa chọn được những Stakeholder đúng đắn nhất tham gia dự án cùng với bạn.
Cụ thể, chúng ta có thể tóm lược danh sách một vài Stakeholder như:

  • Lãnh đạo dự án
  • Quản lý cấp cao
  • Thành viên nhóm dự án
  • Khách hàng dự án
  • Quản lý tài nguyên
  • Quản lý dây chuyền
  • Tư vấn cho dự án
  • Nhà cung cấp
  • Nhà thầu phụ
  • Nhóm bị ảnh hưởng bởi dự án sau khi hoàn thành
  • Người kiểm tra sản phẩm
  • Nhóm bị ảnh hưởng bởi dự án khi nó tiến triển

Tầm quan trọng của Stakeholder trong các dự án doanh nghiệp

Để làm nên thành công của một dự án, không thể không nói đến tầm quan trọng của Stakeholder. Được biết, vai trò của Stakeholder trong từng dự án là khác nhau. Lý do là vì còn phụ thuộc vào các chức danh, trách nhiệm mỗi bên khi tham gia vào dự án đó.
Vì vậy, nếu Stakeholder tham gia tích cực, hiệu quả sẽ góp phần làm nên thành công của dự án. Nếu không có Stakeholder thì dự án rất khó có thể hoạt động bền vững và phát triển đúng như mong đợi.
Ngay từ ban đầu, khi có sự tham gia hợp tác, đầu tư của Stakeholder sẽ giúp dự án giảm thiểu rủi ro về thời gian cũng như tiền bạc. Hơn nữa, sự phân chia về trách nhiệm đảm đương từng vai trò như quản lý trực tiếp, người đầu tư tài chính… sẽ giảm bớt gánh nặng, áp lực cho một cá nhân, từ đó đạt được hiệu quả công việc tốt nhất.

Stakeholder chiếm vai trò vô cùng quan trọng làm nên thành công của dự án
Stakeholder chiếm vai trò vô cùng quan trọng làm nên thành công của dự án
Không ít những người làm việc quản lý dự án đều phải khẳng định rằng việc có một đối ngũ Stakeholder hùng mạnh không khác gì với việc bạn có trong tay nguồn lực mạnh. Những người này có thể sẽ duy trì cam kết đi cùng dự án cũng như đấu tranh để dự án có thể hoạt động ổn định, đạt được hiệu quả cao.
Nói một cách dễ hiểu hơn, thì Stakeholder tựa như một câu nói nổi tiếng trên internet đó là: “muốn đi nhanh, hãy đi một mình – muốn đi xa, hãy đi cùng với nhau”. Sẽ rất khó để bạn có thể có được sự thành công mỹ mãn nếu bạn tự thực hiện nó một mình. Những khó khăn, thử thách đều có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong quá trình triển khai dự án. Vậy nên, nếu không muốn thất bại thì hãy kêu gọi sự hợp tác từ Stakeholder để hô biến giấc mơ về dự án tầm cỡ đã ấp ủ bấy lâu của bản thân nhé!
Xem thêm: những mẫu bản đồ Việt Nam vector đẹp

Có bao nhiêu loại Stakeholder?

Tùy vào từng tính chất và đặc điểm của dự án, sẽ có những Stakeholder khác nhau. Tuy nhiên, có hai loại Stakeholder đó là:

  • Stakeholder chính: Đây được biết là những người ảnh hưởng trực tiếp, quyết định đến sự thành công hay thất bại của một dự án. Đó có thể là cổ đông, chủ đầu tư dự án, khách hàng, nhà cung cấp, những người làm việc cho dự án…
  • Stakeholder thứ yếu: Với loại Stakeholder thứ yếu bao gồm các cá nhân, tổ chức bên ngoài dự án nhưng lại có ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động của dự án. Đó có thể là Chính phủ, các hiệp hội, cộng đồng, các tổ chức quan trọng (Pressure Group)…

Một trong những bí quyết làm nên thành công của dự án đó là phải xác định rõ Stakeholder ở ngay từ giai khởi tạo dự án. Việc xác định càng sớm sẽ mang lại hiệu quả càng cao. Những Stakeholder có chuyên môn, giỏi và nhanh nhạy cũng sẽ giúp đưa ra những ý kiến hữu ích trong quá trình xây dựng chiến lược hoạt động của dự án.
Giờ thì bạn đã hiểu rõ hơn về thuật ngữ Stakeholder là gì rồi đúng không? Đừng tự ôm tất cả mọi việc vào người khi không thể chắc chắn làm nên thành công cho dự án. Hãy tìm kiếm những Stakeholder ăn ý để cùng nhau đưa dự án bay cao, bay xa hơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.