Contents
Trong quá trình sử dụng các thiết bị đo áp suất, bạn thường xuyên bắt gặp đơn vị Mpa đúng không nào? Vậy Mpa là gì? Đơn vị Mpa có ý nghĩa như thế nào? Ký hiệu Mpa là gì, đơn vị đo Mpa là gì? Cách quy đổi đơn vị mpa sang kg/cm2. Tất cả sẽ được giải đáp trong bài chia sẻ dưới đây. Chúng ta cùng tìm hiểu một cách chính xác và đầy đủ dưới đây nhé.
Mpa là gì?
Mpa trong lĩnh vực đo áp suất là từ viết tắt của cụm từ Megapascal. Mpa thường được xuất hiện trên các tài liệu kỹ thuật, trên các chiếc đồng hồ cơ hay trên bất cứ thiết bị đo lường công nghiệp nào. Trên thực tế, Mpa có rất nhiều ý nghĩa khác nhau. Tuy nhiên, ý nghĩa được sử dụng thông dụng nhất đó là một đơn vị đo áp suất trong hệ đo lường quốc tế, được sử dụng phổ biến trong công nghiệp. Tuy nhiên Mpa không được sử dụng phổ biến ở mọi quốc gia trên thế giới. Các quốc gia Châu Á thường sử dụng đơn vị Mpa này bắt nguồn từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc. Mỗi khu vực có một cách sử dụng đơn vị áp suất khác nhau:
- Ở Mỹ trong ngành trong nghiệp đo thường, người ta thường sử dụng đơn vị Psi, Ksi, đây cũng là quốc gia phát triển nhất về các ngành công nghiệp
- Ở châu Âu đơn vị áp suất tiêu chuẩn thường được sử dụng là Bar, mBar
- Khu vực châu Á, đơn vị đo áp suất tiêu chuẩn đó chính là Pa, Mpa, Kpa
Nguồn gốc của đơn vị đo áp suất Mpa này chính là được đặt theo tên của nhà toán học, vật lý học người Pháp: Blaise Pascal
Xem thêm: Naruto vs Bleach 3.5
Quy đổi đơn vị Mpa
Đơn vị Mpa được sử dụng hầu hết trong các thiết bị đo máy nén khí, áp suất lò hơi, áp suất thủy lực, đồng hồ áp suất,… tất cả các loại máy áp suất , thiết bị do lường trong ngành công nghiệp đều sử dụng đơn vị Mpa này.
Mỗi đơn vị đo lường sẽ có cùng mối liên hệ mật thiết với nhau. Đơn vị đo áp suất cũng vậy. Hệ thống các đơn vị đo áp suất rất đa dạng và tại mỗi khu vực, mỗi vùng lãnh thổ khác nhau lại chỉ chọn một vài đơn vị áp suất làm tiêu chuẩn khác nhau dẫn đến việc chuyển đổi giữa các đơn vị gặp rất nhiều khó khăn. Và mỗi đơn vị sự có mối liên hệ qua lại với nhau theo một tỷ lệ nhất định. Sau đây là bảng quy đổi các đơn vị đo áp suất, các bạn có thể theo dõi và quy đổi dễ dàng hơn:
Mối liên hệ giữa Mpa với các đơn vị đo áp suất khác
Đơn vị Mpa thường được sử dụng phổ biến trong công nghiệp và cả trong xây dựng dân dụng từ các nhà máy thép, nhà máy điện, xử lý nước thải. Mpa thường được sử dụng trong hầu hết các thiết bị đo của máy nén khí, máy sấy khí, áp suất lò hơi, áp suất thủy lực và các đồng hồ áp suất. Mpa là đơn vị áp suất được sử dụng phổ biến để đo áp suất chất lỏng và chất khí.
Chúng ta dễ dàng có thấy tìm thấy đơn vị Mpa trên các đồng hồ đo áp suất để hiển thị giá trị áp suất đo được trong hệ thống điều khiển. Thường thường, khi sử dụng các loại máy, thiết bị này, người ta thường đưa về những đơn vị đo áp suất mà bạn có thể bắt gặp ở hầu hết các thiết bị xung quanh đời sống của chúng ta, và được sử dụng rất thông dụng như: bar, psi, pa, kg/cm2,.. để có thể hiểu rõ hơn và để vận hành máy khi sử dụng sao cho đúng.
Xem thêm: Ft là gì?
Hướng dẫn cách quy đổi đơn vị Mpa sang kg/cm2
Trong quá trình sử dụng các thiết bị đo áp suất, các bạn thường xuyên bắt gặp các đơn vị Mpa, Psi,.. Vậy các bạn có bao giờ tìm hiểu cách quy đổi Mpa sang các đơn vị như thế nào không? Và cách quy đổi giữa các đơn vị này như thế nào? Cùng giải đáp nhé.
Giả sử chúng ta có thiết bị đo máy nén khí áp suất chúng ta muốn biết thiết bị đo này tương đương với bao nhiêu kg/cm2. Dưới đây chúng tôi sẽ đưa ra cách quy đổi áp suất Mpa sang kg/cm2 như sau:
- Bước 1: Tìm đơn vị Mpa trên cột đầu tiên bên trái
- Bước 2: Tìm đơn vị kg/cm3 ở dòng đầu tiên trên cùng
- Bước 3: Tìm ô giao nhau giữa hai đơn vị Mpa và kg/cm2 chúng ta sẽ có được 1 Mpa tương đương 10.2kg/cm2
Vậy 1 Mpa = 10.2 kg/cm2
Hướng dẫn chuyển đổi đơn vị áp suất sang bất kỳ đơn vị nào:
- Bước 1: Chọn đơn vị áp suất cần đổi ở cột bên trái đầu tiên
- Bước 2: Chọn đơn vị cần đổi tương ứng ở dòng trên xuống
- Bước 3: Tìm được điểm cột giao nhau giữa hai đơn vị cần đo, giá trị nằm trong ô giao nhau tương ứng giá trị cần quy đổi
Như vậy, dựa vào bảng tra đơn vị đo áp suất ở trên cùng với việc áp dụng các bước ở trên đây, chúng ta có thể đổi bất kỳ đơn vị nào từ Mpa sang các đơn vị khác một cách đơn giản, dễ dàng và nhanh chóng như đổi sang kg/cm2 mà chúng tôi hướng dẫn phía trên.
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về đơn vị đo áp suất Mpa và cách chuyển đổi giữa các đơn vị đo áp suất. Hy vọng, qua bài viết này chắc hẳn các bạn đã nắm được khái niệm Mpa là gì, cách chuyển đổi Mpa sang kg/cm2 và chuyển đổi Mpa sang rất nhiều các đơn vị khác nữa đúng không nào. Chúng tôi hy vọng, với những chia sẻ của mình ở trên có thể giúp ích được cho bạn trong việc nghiên cứu, làm việc, tính toán của mình.