Lũy kế là gì? Công thức tính lũy kế và những vấn đề liên quan

Lũy kế là gì

Lũy kế là gì? Công thức tính lũy kế như thế nào và các vấn đề liên quan đến lũy kế, tất cả sẽ được tổng hợp trong bài viết này.
Thuật ngữ lũy kế thường được sử dụng nhiều trong lĩnh vực kinh doanh. Nếu các bạn học những ngành liên quan đến kinh tế, kế toán hoặc là người hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh thì chắc hẳn thường xuyên gặp thuật ngữ lũy kế. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết những kiến thức liên quan đến lũy kế qua bài viết sau.

Lũy kế là gì
Lũy kế là gì
Xem thêm: Tất tần tật về game Bleach vs naruto 3.3

Lũy kế là gì? Khái niệm lũy kế

Luỹ kế (Cummulative) là luỹ tiến được cộng dồn và nối tiếp nhau hay còn được hiểu là số liệu tổng hợp trước đó được đưa vào tiếp để tính toán trong phần hạch toán tiếp theo.
Công thức lũy kế như sau:
Lũy kế = Lũy kế phát sinh trong kỳ + Lũy kế các kỳ trước
Ví dụ về lũy kế để hiểu rõ hơn khái niệm này:
Tháng 3, công ty có khoản nợ là 5 triệu, sau đó tháng 4 công ty lại nợ tiếp 3 triệu nữa. Nếu như khoản nợ của tháng 3 mà công ty chưa thanh toán thì sẽ được cộng dồn vào tháng 4 thì số nợ thành 8 triệu đồng. Chủ nợ sẽ chỉ được ghi lũy kế là khoản nợ 8 triệu ở tháng 4 mà không được tính thêm khoản nợ 5 triệu của tháng 3.

Lũy kế có vai trò quan trọng đối với doanh nghiệp
Lũy kế có vai trò quan trọng đối với doanh nghiệp
Xem thêm: Key Avast internet Security 2020

Những khái niệm liên quan đến lũy kế

Xoay quanh lũy kế có nhiều vấn đề khác liên quan, do đó khi kinh doanh, doanh nghiệp cần phải hiểu cặn kẽ những vấn đề này để có thể tính toán một cách tốt nhất, không làm ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh.

Lũy kế trong khái niệm về giá trị thanh toán

Lũy kế giá trị thanh toán là khoản tiền bao gồm lũy kế thanh toán tạm ứng và lũy kế thanh toán khối lượng. Trong đó:

  • Lũy kế thanh toán tạm ứng là giá trị số tiền tạm ứng còn lại được tính theo hợp đồng chưa được thu hồi tính đến cuối của kỳ trước đó trừ đi chiết khấu của số tiền tạm ứng. Sau đó cộng với giá trị mà phía công ty đề nghị thanh toán được tính trong kỳ này.
  • Lũy kế thanh toán khối lượng đã hoàn thành là số tiền mà phía công ty đã thanh toán cho khối lượng đã được hoàn thành tính đến cuối của kỳ trước đó cộng với chiếu khâu của số tiền tạm ứng. Sau đó cộng với các giá trị được đề nghị để thanh toán trong kỳ hiện tại.

Lũy kế giá trị thanh toán cần phải được doanh nghiệp nắm rõ để tính toán đúng, cho ra kết quả đúng với giá trị thực tế mà không bị sai lệch.
Xem thêm: Tổng hợp bộ tranh tô màu công chúa xinh đẹp cho bé

Khấu hao lũy kế

Khấu hao là cách mà doanh nghiệp tiến hành việc thu hồi dần dần đối với các giá trị tài sản mang tính chất cố định mà đã thực hiện đầu tư. Khấu hao lũy kế là tổng các khấu hao trong từng năm, tính với tổng khấu hao của các năm khác cộng dồn lại cho tới khi được thanh toán.

Lỗ lũy kế

Lỗ lũy kế thể hiện bản chất ngay chính tên gọi, thể hiện sự suy giảm, thiếu hụt so với ban đầu. Trong sổ sách kế toán, lỗ lũy kế là phần giá trị bị thiếu hụt nhiều hơn so với các giá trị được thu hồi thực tế đối với tài sản đó. Tức là giá trị tài sản bị sụt giảm.
Doanh nghiệp cần phải ghi nhận tài sản bị lỗ lũy kế so với giá trị ban đầu.
Ví dụ để thấy rõ lỗ lũy kế:
Một công ty mua máy móc thiết bị cho việc sản xuất với thời gian khấu hao là 6 năm nhưng tới năm thứ 5 tài sản khấu hao (tức máy móc) đã hết giá trị sử dụng. Như vậy trong thời gian sử dụng tài sản đã hao mòn nhanh hơn so với cách tính khấu hao. Đó chính là khoản lỗ luỹ kế cần ghi nhận.
Cách thức tính lỗ lũy kế như sau:
Lỗ lũy kế = giá trị ban đầu của sản phẩm được ghi trên sổ sách – giá trị đã được tiến hành thu hồi ghi trên sổ sách
Giá trị này được tính ra giá trị của đồng tiền.
Khi xuất hiện lỗ lũy kế, doanh nghiệp bắt buộc thực hiện hạch toán đối với các khoản lỗ lũy kế này. Trong trường hợp có mô hình tái hiện lại giá trị ban đầu (giá trị gốc) của sản phẩm được áp dụng trong quá trình thực hiện, khoản lỗ lũy kế sẽ được tính như sau:

  • Khoản nợ được tính bằng cách xác định khoản chi phí đối với các khoản lỗ lũy kế, khoản này được tính bằng các khoản lãi hoặc các khoản lỗ lũy kế dựa vào các loại tài sản bị lỗ lũy kế.

Theo như mô hình đề cập ở trên, nếu được thực hiện đúng thì khoản lỗ lũy kế của doanh nghiệp sẽ được ghi nhận nhanh chóng.
Còn trong trường hợp các khoản nợ của doanh nghiệp được tính bằng giá trị thặng dư của sản phẩm hoặc nguồn vốn sẵn có trên loại tài sản đó thì doanh nghiệp sẽ được tính khoản lỗ lũy kế. Đồng thời kế toán phải tính lại các chi phí khấu hao.
Lưu ý cho các doanh nghiệp khi tính lỗ lũy kế là nếu không thể tính được các giá trị mang tính chất thu hồi đối với một loại tài sản riêng nào đó thì tốt nhất nên tính giá trị thu hồi trong tất cả các giá trị được tính quy đổi ra bằng tiền mặt.

Khấu hao và lỗ lũy kế phải được ghi vào sổ sách doanh nghiệp
Khấu hao và lỗ lũy kế phải được ghi vào sổ sách doanh nghiệp
Lũy kế là thuật ngữ quen thuộc trong kinh doanh và các ngành liên quan đến kinh tế. Hy vọng thông qua bài viết này, các bạn đã hiểu lũy kế là gì cũng như những vấn đề liên quan đến lũy kế. Để phát triển trong công việc kinh doanh một cách thuận lợi và bền vững, hãy hiểu rõ những thuật ngữ liên quan.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.