Literature Review là gì? Chiến lược viết Literature Review hiệu quả

Nghiên cứu lý thuyết hệ thống - systematic literature review

Literature review là một bước rất quan trọng mà các bạn sinh viên, đặc biệt là các du học sinh phải làm trong quá trình viết luận án, luận văn. Nhờ literatue review mà các giảng viên sẽ xác định được rằng bài luận có đi đúng hướng đề tài nghiên cứu hay không cũng như đánh giá sơ bộ được chất lượng của bài luận văn.
Bài luận văn của bạn sẽ không thể hoàn thành tốt nếu không có một phần literature review tốt. Vậy chính xác Literature review là gì? Vai trò của literature review là gì đối với quá trình thực hiện luận văn của các bạn sinh viên, nghiên cứu sinh? Các tiêu chí để đánh giá literature review là gì? và các hướng dẫn cách viết literature review như thế nào cho hiệu quả? Cùng tìm hiểu ngay nhé!

Literature review là gì
Literature review là gì
Xem thêm:  mẫu giấy ủy quyền năm 2021

Literature review là gì

Literature Literature review được hiểu là tổng quan lý thuyết, tức là việc xác định, tổng hợp và đánh giá toàn bộ các nghiên cứu về khoa học xoay quanh các vấn đề hay câu hỏi nghiên cứu nào đó. Đây là quá trình phân tích phản biện về một mối quan hệ nào đó giữa các kết quả nghiên cứu khác nhau và liên hệ tất cả những kết quả đó với việc nghiên cứu của sinh viên.
Literature review được thể hiện dưới dạng một bài nghiên cứu độc lập có phần mở đầu như một bài báo khoa học hay một chương của luận văn, mang đến những khung lý thuyết hay cơ sở lý luận cụ thể của nghiên cứu đó.

Mục đích của Literature review là gì

Mục đích của literature review nhằm giúp cho sinh viên thể hiện được sự hiểu biết, trình độ chuyên môn của mình trong lĩnh vực nghiên cứu. Đồng thời là cơ sở để giáo viên đánh giá mức độ nghiên cứu chuyên sâu về đề tài sinh viên đang thực hiện, nhận định xem bài luận văn đã đi đúng hướng chưa. Bên cạnh đó, literature review còn giúp cho người viết rất nhiều trong quá trình viết bài luận:

  • Cung cấp những thông tin cần thiết làm căn cứ để người đọc có thể hiểu rõ hơn về đề tài, về bối cảnh của công trình nghiên cứu.
  • Phân tích, mở rộng, tìm kiếm những câu hỏi, vấn đề nghiên cứu mới.
  • Hiểu biết về lịch sử của vấn đề nghiên cứu và những vấn đề đang được tranh luận có liên quan.
  • Đưa ra những bằng chứng thiết thực, có tính thuyết phục, logic cao.
  • Tìm hiểu, phân tích và tổng hợp ra những hạn chế, tồn tại ở các nghiên cứu trước và lấy đó làm cơ sở để phát triển và và nâng cao hiểu biết trong lĩnh vực nghiên cứu đó.
  • Xây dựng tính liên kết, nối tiếp và phát triển giữa công trình nghiên cứu của bạn với những nghiên cứu đi trước.
  • Hiểu rõ hơn về các phương pháp nghiên cứu, tiếp cận được sử dụng trong nghiên cứu. Từ đó sử dụng các phương pháp hiệu quả, tránh các phương pháp kém hiệu quả cho bài luận của mình.
  • Làm nổi bật tầm quan trọng của vấn đề đang được nghiên cứu.
  • Trình bày các tài liệu một cách có tổ chức.

Ở mỗi lĩnh vực, đề tài, Literature review có những cách viết, trình bày khác nhau để phù hợp. Có như thế, một luận văn nghiên cứu mới đạt được giá trị và đánh giá cao.

Ý nghĩa và công dụng của Literature review
Ý nghĩa và công dụng của Literature review
Xem thêm: hợp đồng thuê nhà

Ý nghĩa và công dụng của Literature review

Ý nghĩa của Literature review là gì?

  • Literature review giúp định hướng phát triển đề tài thông qua việc trả lời những câu hỏi về chủ đề nghiên cứu (lý thuyết, mô hình, phương pháp)..
  • Literature review giúp làm nổi bật tầm quan trọng của vấn đề nghiên cứu.
  • Literature review sẽ cung cấp, bổ sung những thông tin căn bản.. Qua đó làm cơ sở để người đọc có thể biết được tổng quan bối cảnh (sườn bài) của công trình nghiên cứu.
  • Chứng tỏ được những hiểu biết, năng lực của bản thân đối với người đọc thông qua những kiến thức. Quá trình và kết quả nghiên cứu vấn đề.
  • Có sự liên kết với các công trình nghiên cứu trước đây với công trình nghiên cứu của bản thân. Từ đó đút kết, tìm kiếm những sai sót, mâu thuẫn, bổ sung, cập nhật, phát triển và nâng cao hiểu biết trong lĩnh vực nghiên cứu đó.

Một số kiểu Literature review phổ biến nhất

Có rất nhiều cách viết literature review phụ thuộc vào đặc thù lĩnh vực hay phương pháp mà bạn lựa chọn. Để phân loại các cách viết literature review hiện nay, có thể chia làm 2 kiểu thường gặp nhất đó là: Nghiên cứu lý thuyết thuyết minh – Narrative literature review và Nghiên cứu lý thuyết hệ thống – systematic literature review.
Một bài nghiên cứu thuyết minh có thể là nền tảng cho nghiên cứu hệ thống và ngược lại.

Nghiên cứu lý thuyết thuyết minh – Narrative literature review

Nghiên cứu lý thuyết thuyết minh bao gồm: 

  • Phân tích, tổng hợp thông tin một cách tường tận và thấu đáo
  • Nghiên cứu không theo một quy trình rõ ràng, cụ thể
  • Các nghiên cứu được lựa chọn để phân tích là những nghiên cứu yểm trợ cho những đề xuất của tác giả tất nhiên vẫn mang tính khách quan, cân bằng.
  • Đánh giá chất lượng, điểm mạnh của từng nghiên cứu khác nhau một cách định tính.
  • Trong trường hợp thiếu dữ kiện, tác giả có thể đưa ra đề xuất dựa trên ý kiến và kinh nghiệm của mình – độ thuyết phục của những đề xuất này tùy thuộc vào độ mạnh của những dữ kiện cơ sở mà tác giả sử dụng.
Nghiên cứu lý thuyết hệ thống - systematic literature review
Nghiên cứu lý thuyết hệ thống – systematic literature review
Xem thêm: độ tuổi lao động

Nghiên cứu lý thuyết hệ thống – systematic literature review

Đối với kiểu nguyên cứu lý thuyết hệ thống sẽ bao gồm những vấn đề sau:

  • Sử dụng bằng chứng từ nghiên cứu thực nghiệm (empirical evidence)
  • Có quy trình rõ ràng (explicit protocol)
  • Có tiêu chí chọn lựa và loại trừ cụ thể (inclusion/exclusion criteria)
  • Dữ kiện từ từng nghiên cứu riêng lẻ có thể được tổng hợp thành một nghiên cứu phân tích tổng hợp (meta-analysis)
  • Thường gồm các nghiên cứu định lượng
  • Khi thiếu dữ kiện, tác giả đề xuất hướng nghiên cứu tương lai để bổ khuyết cho khoảng trống nghiên cứu
Hướng dẫn cách viết Literature review hay nhất
Hướng dẫn cách viết Literature review hay nhất

Hướng dẫn cách viết Literature review hay nhất

Để hoàn thành một Literature review được đánh giá cao về giá trị, tính logic và có sức thuyết phục, các bạn cần nắm rõ các bước chính sau đây:

Xác định vấn đề, phạm vi cần nghiên cứu – Scoping

Bước đầu tiên trong hướng dẫn cách viết literature review là việc bạn xác định  Literature review của bạn sẽ trả lời cho những câu hỏi nào. Sau đó bạn cần đưa ra các tiêu chí để lựa chọn những báo cáo khoa học mà mình sẽ đưa vào phần mẫu literature review và loại bỏ những bài báo cáo (articles) ít liên quan đến đề tài bạn đang nghiên cứu. Mấu chốt của việc lọc các bài báo cáo khoa học là tập trung đọc phần tóm lược (abstract), phần giới thiệu (introduction) và phần kết luận (conclusion) của mỗi article.
Việc xác định các câu hỏi liên quan đến literature review là gì không đồng nghĩa với câu hỏi nghiên cứu luận văn. Vì vậy viết literature review chỉ giúp bạn tìm ra một phần đáp án dựa trên phương pháp nghiên cứu thứ cấp (secondary research). Còn trả lời toàn bộ câu hỏi nghiên cứu của bài luận thì bạn cần phải thực hiện phương pháp nghiên cứu sơ cấp (primary research) với đối tượng của mình.
Tiêu chí lựa chọn bài báo khoa học phải rõ ràng, toàn diện để bạn có thể lựa chọn những bài báo phù có ích nhất với nghiên cứu của mình. Một số tiêu chí để lựa chọn những articles chất lượng cho Literature review:

  • Các Article viết bằng tiếng Anh và được đăng trên các tạp chí khoa học nổi tiếng.
  • Các Article sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng là phương pháp chính.
  • Các Article được công bố trong vòng 5 năm trở lại. Tuy nhiên cũng không nên bỏ qua những bài báo cũ hơn nhưng tạo nền tảng quan trọng cho nghiên cứu
  • Dữ liệu sử dụng của các Article không được trùng lặp.
  • Bài Article có công bố các dữ liệu định lượng như trung bình mẫu và phương sai mẫu. Hoặc Article công khai các dữ liệu thô đủ để bạn có thể tính toán trung bình mẫu và phương sai mẫu.

Lên kế hoạch – Planning

Khi thực hiện một công việc bất kỳ nhất là với các công việc khoa học, lên kế hoạch chính là bước quan trọng nhằm đảm bảo tính logic không bị lộn xộn trong quá  trình thực hiện công việc. Khi lên kế hoạch cho một mẫu Literature review, bạn cần phải chia nhỏ các câu hỏi nghiên cứu thành những khái niệm riêng lẻ. Từ đó sẽ dễ dàng hơn trong việc xác định các từ khóa tìm kiếm, và đưa ra định nghĩa cho những khái niệm trên.

Tìm kiếm – Identification/Searching

Phương pháp tìm kiếm cũng rất quan trọng trong viết literature review như thế nào cho khoa học và hiệu quả. Bạn tìm kiếm tốt, có hệ thống sẽ tiết kiệm được thời gian và dễ dàng hơn cho việc sắp xếp thông tin. Bạn nên tìm nguồn thông tin trên ít nhất 2 cơ sở dữ liệu chính, thông thường là trên các công cụ tìm kiếm và trên các tạp chí khoa học.
Có 3 cách để tìm kiếm các nghiên cứu: 

  • Hỏi advisor, hoặc chuyên gia trong ngành/lĩnh vực bạn đang quan tâm
  • Tài liệu trên thư viện online. Các trường đại học lớn thường mua bản quyền của nhiều tạp chí nghiên cứu để có  nguồn dữ liệu dồi dào và miễn phí cho sinh viên.
  • Tìm kiếm trên Google Scholar.

Khi tìm kiếm các bài nghiên cứu này bạn cần phải xác định chính xác từ khóa mình tìm kiếm để thu hẹp chủ đề tìm kiếm.

Chọn lọc – Screening

Quá trình tìm kiếm cần diễn ra nhanh chóng và tổng quát, sau đó với list tài liệu đã có, bạn cần tiến hành chọn lọc dữ liệu. Lưu ý trong quá trình chọn lọc:

  • Chú trọng mức độ cụ thể và mức độ liên quan đến nội dung nghiên cứu.
  • Note lại các bài bị loại bỏ và kèm lý do cụ thể.
  • Đánh giá tổng quan về chất lượng bài báo, chú ý đến phương pháp nghiên cứu.

Xem thêm: dịch công chứng tiếng Anh Hà Nội

Viết báo cáo – Write report

Tóm tắt các thông tin dữ liệu bạn có từ các bài báo bằng hình thức liệt kê hoặc lập sơ đồ các tài liệu tham khảo cùng với kết quả nghiên cứu của chúng dưới dạng bảng biểu. Sau đó tiến hành tổng hợp, đánh giá.
Có 3 hình thức tổng hợp: 

  • Thống kê: Phân tích tổng hợp.
  • Thuyết minh: Tóm tắt bằng lời văn (theo chủ đề, loại hình nghiên cứu…).
  • Theo khái niệm: tập hợp các khái niệm trong các bài nghiên cứu đi trước lại thành một nhóm để phân tích.

Các vấn đề có thể phân tích:

  • Nền tảng các lý thuyết
  • Cấu trúc của nghiên cứu
  • Phương pháp lựa chọn mẫu
  • Cách đo lường trong bài nghiên cứu
  • Chiến lược phân tích dữ liệu của tác giả
  • Kết quả nghiên cứu

Cách trình bày Literature review chuẩn xác nhất

Cấp độ lý thuyết nền – Parent Theory (Theory Base) 

Lý thuyết nền trong bài viết literature review là gì? Đó là những nền tảng kiến thức lý thuyết căn bản nhất liên quan đến vấn đề mà bạn nghiên cứu. Lý thuyết nền sẽ bao hàm vấn đề nghiên cứu. Đây là những khái niệm cơ bản mà chúng ta học trên giảng đường. Đưa lý thuyết nền vào mẫu literature review với mục đích xác nhận lại vấn đề nghiên cứu mà bạn đang thực hiện phục vụ cho lĩnh vực nào?

Cấp độ lý thuyết trực tiếp – Research Problem Theory

Cấp đố lý thuyết trực tiếp trong mẫu literature review là gì? Đây là phần kiến thức lý thuyết trọng tâm, liên quan trực tiếp đến vấn đề nghiên cứu. Khác với lý thuyết nền, khi đưa ra các lý thuyết trực tiếp cần kết hợp với cả lập luận và phân tích. Lý thuyết trực tiếp có thể là từ các nghiên cứu đi trước trong cùng lĩnh vực.

Cấp độ xây dựng vấn đề, giả thuyết, mô hình – Research Issues (Your Study) 

Đây chính là phần bạn cần làm tốt nhất trong mẫu literature review của mình. Bạn cần trình bày lại mô hình lý thuyết mà mình lựa chọn nghiên cứu với đầy đủ định nghĩa, câu hỏi nghiên cứu và các giả thuyết để kiểm tra mô hình đó. Muốn viết literature review như thế nào cho tốt thì đừng quên làm thật tốt và đầy đủ cấp độ này.

Một số lưu ý quan trọng khi viết Literature review

Để viết literature review như thế nào cho tốt, không thể bỏ qua lưu ý về các lỗi thường gặp sau:
Lỗi trình bày:

  • Chỉ tập trung vào mô hình và định nghĩa các yếu tố: Chỉ đưa ra mô hình, trình bày các định nghĩa mà không nói được tại sao chọn mô hình này, sự phù hợp của mô hình đối với đề tài.
  • Chỉ tập trung vào bối cảnh nghiên cứu: Tác giả trình bày một vài số liệu cho thấy ngành này quan trọng và đang phát triển, công ty này quan trọng hay đang gặp khó khăn nhưng lại không trình bày nền tảng lý thuyết.

Lỗi viết bài chung:

  • Giới thiệu không rõ ràng mục đích, ý chính của bài nghiên cứu. Nhiều bạn thường đợi đến cuối mới viết ý chính của bài.
  • Bao quát chưa đầy đủ các tài liệu hiện có về vấn đề bạn đang nghiên cứu.
  • Thiếu tính tổng hợp.
  • Thiếu đánh giá phê bình (critical appraisal). Bạn cần đi vào những lỗi và điểm yếu của dữ kiện/ bằng chứng trong các tài liệu bạn tham khảo.
  • Không điều chỉnh kết luận sau khi đánh giá phê bình.
  • Những khẳng định và bằng chứng mập mờ, không rõ ràng.
  • Chỉ phê bình những bằng chứng một cách “có chọn lọc”.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.