Contents
Laptop hay còn có tên gọi khác là máy tính xách tay đã trở thành một thiết bị không thể thiếu trong cuộc sống công nghệ hiện đại ngày nay. Nó cung cấp cho việc công việc, giải trí, học tập rất nhiều tiện ích cũng như công dụng khác nhau. Laptop đã giúp ích rất nhiều cho cuộc sống của con người. Con người cũng ngày càng cải thiện các tính năng cũng như rút ngân các thao tác trên máy tính. Bài viết hôm nay sẽ giới thiệu cho các bạn về cách khóa bàn phím laptop nhanh chóng, đơn giản.
1. Laptop là gì?
Xem thêm: Cách cài đặt Zalo trên máy tính
2. Khi nào ta nên khóa bàn phím laptop lại?
- Khi vệ sinh bàn phím
Khi bạn vệ sinh bàn phím, sẽ rất dễ làm cho những thiết bị lau chùi đè lên các phím. Điều này sẽ dễ dẫn đến việc bàn phím bị đơ, bị nhập các mã code để khởi động các phần mềm lạ hay nặng hơn có thể dẫn virus vào máy.
- Khi khu vực nhà bạn có trẻ con
Trẻ em không hề biết được hại của những dòng code lạ mà chỉ coi việc đập bàn phím là một thú vui giải trí. Điều này không chỉ dẫn đến việc máy tính bị bấm những loại code lạ mà còn khiến chính bàn phím bị hỏng do bị tác động ngoại lực. Tốt nhất là khi có trẻ em ở gần khu vực của bạn, bạn nên để máy tính thật cao khỏi tầm với của các bé.
- Khi nhà bạn có thú cưng
Thú cưng cũng là một trong những nguyên nhân bàn phím máy tính của bạn bị ấn một cách lộn xộn. Chúng sẽ nhảy lung tung lên máy tính của bạn khi bạn đang làm việc và sẽ khiến bàn phím của bạn bị ấn lộn xộn.
Có rất nhiều nguyên nhân và ảnh hưởng khác khiến bạn nên khóa bàn phím máy tính lại khi không cần thiết sử dụng tới chúng. Việc khóa bàn phím lại sẽ giúp bạn tránh được các tác động của những trường hợp trên, đồng thời giúp bạn bảo vệ được dữ liệu trong máy. Không chỉ vậy, nó cũng giúp máy tính của bạn không bị kích hoạt khi vô tình bấm nhầm vào các nút kích hoạt lạ.
Xem thêm: Helvetica là gì?
3. Các cách khóa bàn phím laptop đơn giản
a, Khóa bàn phím bằng Device Manager trên Windows
- Bước 1: Bạn ấn chuột phải vào biểu tượng của sổ ở góc trái màn hình, chọn mục Device Manager
- Bước 2: Sau khi chọn Device Manager, ấn chọn Keyboards để biết bàn phím đang kết nối với máy tính.
- Bước 3: Nhấn chuột phải vào tên bàn phím muốn khóa, chọn Uninstall device.
- Bước 4: Bạn ấn chọn Uninstall để xác nhận. Cuối cùng khởi động lại máy tính để hoàn thành khóa bàn phím laptop.
Xem thêm: Cách khắc phục máy photo báo lỗi Call For Service
b, Khóa bàn phím laptop bằng phần mềm KeyFreeze
Chắc chỉ nghe tên thôi bạn cũng có thể đoán được chứng năng của phần này rồi phải không? Dành cho những ai chưa biết thì đây là một phần mềm để khóa bàn phím laptop. Để khóa bàn phím laptop, bạn thực hiện các thao tác sau.
- Bước 1: Bạn tải và cài đặt phần mềm KeyFreeze. Đây là biểu tượng của phần mềm KeyFreeze. Các bạn hãy tìm và tải nhé.
- Bước 2: Sau khi cài đặt xong, bạn hãy mở phần mềm lên và chọn Lock KeyBoard & Mouse để có thể thực hiện thao tác khóa bàn phím và màn hình nhé.
c, Khóa bàn phím bằng công cụ có sẵn trên Windows là FilterKey
Để khóa bàn phím bằng FilterKey, bạn thực hiện các thao tác sau:
- Bước 1: Bạn bấm vào mục Accessibility Opinions để cấu hình cho chức năng Filter Keys.
Bạn bấm chọn Start, Settings, Control Panel và bấm chọn Accessibility Opinions là hoàn thành bước 1 rồi.
- Bước 2: Sau khi hộp thoại xuất hiện, bạn bấm chọn General tìm mục Automatic reset và loại bỏ nút Turn of accessibility features after idle for.
Bạn chọn mục Filter Keys, sau đó chọn Settings. Sau khi chọn xong bạn ấn chọn Use Shortcut để thuận tiện cho việc kích hoạt bàn phím bằng các phím tắt.
- Bước 3: Ấn chọn Ignore quick keystrikes and slow down the repeat rate tại mục Filter Options. Sau đó, bạn bấm vào nút Settings ở kế bên để mở ra hộp thoại Advanced Settings for FilterKeys.
- Bước 4: Sau khi mở hộp thoại Advanced Settings for FilterKeys xuất hiện, tìm đến mục Slow Keys chọn thời gian bấm và giữ phím thì mới hoạt động trở lại.
Để hoàn thành các thiết lập này, sau đó bạn bấm OK.
Trên đây là một vài các hướng dẫn thao tác cơ bản dễ thực hiện để khóa bàn phím laptop. Các bạn hãy thử theo cách mà các bạn cảm thấy dễ thực hiện nhất nhé. Mong rằng bài viết trên đây sẽ đem đến những thông tin hữu ích cho các bạn. Chúc các bạn thành công.