Drama là gì? Giải mã sức hút của drama

Drama là một từ tiếng anh để miêu tả về một thể loại phim

Trong thời đại ngày nay, khi mà công nghệ phát triển, các tin tức được lan truyền đi với tốc độ nhanh chóng. Cùng với sự phát triển đó, xã hội đã ngày xuất hiện ngày càng trào lưu, tạo ra các thuật ngữ, ngôn ngữ mới lạ, chắc chắn bạn đã không ít lần nghe thấy những cụm từ như: tuesday, trà xanh, cà khịa, ké fame,… Còn trong thời gian gần đây, có một cụm từ cũng đang ngày càng trở nên phổ biến và được giới trẻ vô cùng ưa chuộng. Đó là Drama. Drama là gì? Tại sao lại gọi là hít drama? Ý nghĩa thực sự của nso là gì? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải nghĩa của những cụm từ tiếng lóng này. Hãy cùng theo dõi nhé!

Drama là gì?

Drama là một từ tiếng anh để miêu tả về một thể loại phim
Drama là một từ tiếng anh để miêu tả về một thể loại phim
Xem thêm: LLQ là gì?
Có lẽ, các bạn đã quá quen thuộc khi bạn bè xung quanh mình hay nói ra những câu quen thuộc như: “Câu chuyện của chúng mày như một vở drama vậy” hay là “Anh A vừa chia tay với đứa B đấy, nghe đồn là con C chen chân vào. Nhanh lại hóng drama đi”,… đúng không? Thực chất, từ “Drama” vốn hiểu theo nghĩa thông thường thì chỉ đơn giản là một bi kịch, một chuỗi sự kiện, quá trình khiến con người có nhiều cảm xúc khác nhau như bất ngờ, hồi hộp, đau khổ, vui vẻ,… nói chung là những cảm xúc khiến con người ta không thể lường trước được.
Theo nghĩa tiếng Anh, drama là từ dùng để miêu tả thể loại của một bộ phim tương tự như các từ: romance, horror,… Drama là thể loại phim chính kịch. Đây là những bộ phim có kịch bản chủ yếu nói về quá trình phát triển bề sâu trong tâm thức của nhân vật, các phản ứng, hành động, lựa chọn của nhân vật khi phải đối mặt với các vấn đề tình cảm.
Nhân vật chính trong các bộ phim drama có thể là một cá nhân hoặc cũng có thể là một tập thể, đang phải đối mặt những mâu thuẫn trong những thời điểm nhất định. Ví dụ như nam chính đứng trước tình cảnh cha mẹ ly hôn, hay nữ chính đứng trước tình cảnh người nhà nam chính yêu cầu chia tay do không xứng đôi về gia cảnh,…
Drama thường bao gồm cả hai yếu tố là hài hước và bi hài: Lúc thì chưa những tình tiết hài hước, vui nhộn đem lại tiếng cười cho người xem, lúc thì lại đẩy nhân vật chính vào những tình cảnh éo le, khiến người xem cảm thấy hứng thú và phải tiếp tục theo dõi các tập phim ở sau.
Hàn Quốc là đất nước của những bộ phim Drama vì nơi đây là nơi đã sản xuất hàng hàng trăm bộ phim nổi tiếng thu hút hàng triệu lượt người xem. Có thể kể đến những bộ phim như Hậu duệ mặt trời, Hạ cánh nơi anh, Vì sao đưa anh tới, Ngôi nhà hạnh phúc, Bản tình ca mùa đông, Những nàng công chúa nổi tiếng,… Cùng với đó, thể loại này còn được kết hợp với nhiều thể loại khác như trinh thám, bi kịch,… tạo cho người xem những cảm giác để hòa mình vào nhân vật.

Nguồn gốc của từ drama

Drama là một từ ngữ có nguồn gốc Hy Lạp có nghĩa là chỉ một hành động, một sự việc mang tính kích thích, hấp dẫn. Còn trong tiếng việt, thì drama có nghĩa là một loại kịch, tuồng- một loại hình nghệ thuật dân gian xưa của người dân Việt Nam. Một sự kết hợp hoàn hảo, hài hòa giữa bi kịch và hài kịch. Ngoài ra, từ Drama còn ám chỉ một loại hình thơ ca xưa, tiêu biểu phải kể đến Thơ của Aristotle.
Xem thêm: Sến là gì?

Những bộ phim drama là những bộ phim như thế nào?

Các bộ phim Drama đã trở thành các món ăn tinh thần không thể thiếu của mỗi người
Các bộ phim Drama đã trở thành các món ăn tinh thần không thể thiếu của mỗi người
Drama là những bộ phim dài tập có nội dung và tình tiết kéo dài. Phim thường nói về một câu chuyện xây dựng dựa trên nhân vật thật hoặc hư cấu. Nội dung thì có thể trải dài từ quá khứ, hiện tại cho đến tương lai về những điều trong cuộc sống, tình cảm, xã hội, nhân văn,… Tuy nhiên, khi xem phim chắc bạn sẽ gặp những tình tiết đẩy bộ phim làm cao trào, ví dụ như nam chính chết( mặc dù có thể là có những tình tiết là nam chính được cứu sống và trở về sau đó), làm cho người xem cảm thấy bực tức, ức chế thì những tình tiết như vậy được gọi là cẩu huyết.
Bạn sẽ dễ dàng tìm thấy rất nhiều bộ phim drama ở trên các trang web chiếu phim. Một số bộ phim drama như: Goblin (Hàn Quốc), Hậu duệ mặt trời (Hàn Quốc), Cuộc chiến của những thiên thần (Thái Lan), Thập tam muội (Việt Nam),…

Drama trên mạng xã hội thì khác gì các bộ phim drama?

Hít Drama đã trở thành điều quen thuộc của nhiều bạn trẻ hiện nay
Hít Drama đã trở thành điều quen thuộc của nhiều bạn trẻ hiện nay
Khi xã hội phát triển, rất nhiều tiếng lóng cũng từ đấy xuất hiện theo. Ta có thể thấy các ví dụ như con giáp thứ 13, tuesday là từ dùng chỉ những người chuyên đi phá hoại tình cảm của người khác; bạch liên hoa, trà xanh là để chỉ những người ngoài mặt tỏ vẻ thanh thuần, đáng thương, yếu đuối nhưng sâu bên trong lại vô cùng tâm cơ. Còn drama là từ mà được rất nhiều các bạn trẻ sử dụng trên các mạng xã hội, đặc biệt là facebook để ám chỉ những tình huống trớ trêu bất ngờ. Ngoài ra, drama còn để chỉ các vụ phốt lớn, các vụ scandal có tốc độ lan truyền chóng mặt. Chẳng hạn như thời gian gần đây ta có thể thấy như là drama tình cảm của ba người nổi tiếng Thiều Bảo Trâm – Sơn Tùng – Hải Tú.
Còn hít drama là từ dùng để chỉ những người ngoài cuộc nhưng lại hóng hớt, thưởng thức, bàn tán, bình luận, ném đá những những chủ đề hot, những câu chuyện hay hay những cái phốt trên các mạng xã hội.
Xem thêm: Stakeholder là gì? 

Hậu quả của hít Drama là gì?

Khi mỗi câu chuyện được các “hít” đó, đã bao giờ bạn tự hỏi đến tai bạn liệu có bao nhiêu phần là thật? Hay nó chỉ là những điều truyền miệng, bị ai đó bịa đặt xong sau đó qua nhiều người thì lại thêm mắm thêm muối làm mất đi bản chất  của nó? Xong các anh hùng bàn phím sẽ bắt đầu buông những lời mắng nhiếc, nhục mạ, nguyền rủa mặc dù những gì họ nghe thấy chưa chắc là sự thật?
Bạn đã bao giờ nghĩ đến cảm xúc của những người trong cuộc chưa? Đã bao giờ các bạn nghĩ đến việc bị bàn tán như vậy sẽ có thể dồn họ đến bước đường cùng không?
Đã có rất nhiều nạn nhân, chỉ vì áp lực của dư luận mà đã không thể chịu nổi, lựa chọn cái chết để giải thoát. Chắc các bạn vẫn còn nhớ vụ việc một cô gái trẻ, sau khi chia tay bạn trai bị tung clip nóng lên mạng xã hội. Clip đó nhanh chóng bị phát tán và rất nhiều người đã để lại bình luận khiếm nhã với cô gái. Cô gái đã rất xấu hổ và trước áp lực của dư luận, cô ấy đã lựa chọn cái chết để giải thoát cho tất cả. Đây là những minh chứng thương tâm chứng minh sự nguy hiểm của việc hít drama mà không phân biệt rõ trắng đen.
Nhìn chung, bất kỳ sự việc gì cũng có hai mặt của nó. Do đó, mỗi cá nhân khi hít drama hay hóng bất cứ câu chuyện gì trên mạng xã hội cũng cần nên phân xử rõ ràng và đặc biệt là có những ứng xử văn minh, biết điều nào nên nói và điều nào không nên nói. Drama không hề xấu nhưng nó có thể dẫn đến những tiêu cực khi mà con người ta sử dụng một cách bừa bãi, tràn lan, không chọn lọc.
Qua bài viết trên, chúng mình cũng đã giải thích cho các bạn về drama cũng như các ý nghĩa của drama. Khi nghe bất kì drama nào, bạn cũng đừng nên hùa theo đám đông mà cần xác định thật giả rõ ràng. Mong rằng bài viết này sẽ giúp ích được cho bạn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.